Công Vinh chia sẻ “Tuyệt kỹ ” đỉnh cao khi thi đấu ở nước ngoài

Lúc này, bóng đá Việt Nam đang có 3 cầu thủ đang thi đấu tại nước ngoài là Đặng Văn Lâm, Lương Xuân Trường và tiền đạo Nguyễn Công Phượng. Nếu như thủ môn ĐT Việt Nam đang dần quen với Thai League thì Công Phượng đang gặp khá nhiều khó khăn để hòa nhập tại Hàn Quốc.

Lê Công Vinh là một trong số ít các cầu thủ Việt Nam từng thi đấu ở nước ngoài với 2 CLB khác nhau và 2 môi trường sống, cũng như thi đấu khác nhau tại châu Âu và Nhật Bản. Năm 2009, Công Vinh được cho CLB Leixoes của Bồ Đào Nha mượn. Tại đội bóng này, cầu thù xứ Nghệ chỉ có vài lần được ra sân và ghi được 1 bàn thắng.

Ảnh-internet

Trong cuộc trò chuyện với Báo Nghệ An mới đây, cựu thủ quân ĐTQG kể lại, trong 3 tháng tại Bồ Đào Nha, anh đã phải mất 1 tháng để làm quen cuộc sống tại đây và. Sau mỗi buổi tập mệt nhoài, anh phải về tự nấu ăn, giặt giũ. Rào cản về ngoại ngữ và văn hóa tại đây cũng khiến Công Vinh gặp rất nhiều khó khăn.

“Tôi bị sốc vì các cầu thủ bản địa hầu như không nói chuyện hay tiếp xúc với tôi, có lẽ vì tôi là người châu Á. Trong suốt 1 tháng đầu, tôi tập luyện mà không nhận được sự hỗ trợ từ đồng đội, tôi chỉ chạy chay như vậy và họ không muốn chuyền bóng cho tôi. Chưa nói đến khoảng cách về chuyên môn”, Công Vinh nói.

Ảnh-internet

Trong lần thứ 2 xuất ngoại, Công Vinh được SLNA cho Sapporo mượn để thi đấu ở giải hạng 2 của Nhật Bản (J.League 2) nửa sau mùa giải 2013. Đây là chuyến đi thành công hơn của Công Vinh, anh được trao cơ hội thi đấu nhiều hơn và cũng chơi tốt hơn rất nhiều. Nhưng cũng là thời điểm mà Công Vinh vừa có con gái nhỏ, nỗi cô đơn là điều mà anh phải chịu đựng và vượt qua.

Mọi thứ không hề dễ dàng, khi tôi phải bắt đầu lại từ đầu. Tôi đã từng rất cô đơn, thậm chí là cô đ.ộc, không người thân, không ai giúp đỡ mình cả”, Công Vinh nói. “Tôi phải tự bắt tàu điện hoặc đạp xe đến sân tập, đói thì tự nấu ăn, dưới cái lạnh dưới 0 độ và bóng đêm và sự cô đơn. Nếu anh là một phóng viên thể thao tác nghiệp tại nước ngoài chỉ vài ngày đã cảm thấy nhớ nhà thì cầu thủ còn cô đơn hơn gấp bội”.

Ảnh-internet

Tại nước ngoài, sau buổi tập các cầu thủ về với gia đình và đi tập, thi đấu như những người khác đi làm việc, còn Công Vinh kể rằng, anh chỉ có một mình. “Cường độ tập luyện, tại Nhật Bản các cầu thủ tập rất nặng, tôi có thể theo được 40% giáo án của họ đã là thành công rồi”, cựu tiền đạo thủ quân đội tuyển Việt Nam nhớ lại những ngày ở Nhật Bản.

“Nếu như ở Leixoes FC, tôi còn có người bạn là con trai của HLV H. Calisto giúp đỡ, trong quá trình điều trị chấn thư.ơng và hòa nhập, thì ở Consadole Sapporo là một câu chuyện hoàn toàn khác, khó khăn khác”, Công Vinh nói và cho rằng, môi trường cạnh tranh khốc li.ệt như nhau, nhưng môi trường sống thì ở Nhật Bản khắc ngh.iệt hơn nhiều. Họ chuyên nghiệp từ sinh hoạt đến tập luyện, thi đấu. Cũng tại Nhật Bản, các đồng đội, cho đến CĐV rất yêu quý Công Vinh và họ thực lòng muốn anh ở lại thi đấu thêm 2 năm.

Ảnh-internet

“Khi bạn ra nước ngoài thi đấu, bạn không là ai cả, bởi bạn đến từ một nền bóng đá còn thấp. Thế nên, việc đầu tiên là bạn phải nỗ lực gấp nhiều lần so với khi ở Việt Nam. Tôi đã chắt chiu từng cơ hội nhỏ nhất, cố gắng và cố gắng để được tin tưởng. Nhưng ở môi trường bóng đá đẳng cấp cao hơn rất nhiều, mọi thứ không dễ dàng. Về cơ bản, tôi gần như phải làm lại từ đầu. Tuy nhiên những khó khăn đáng nhớ tại Bồ Đào Nha và đã giúp tôi rút được kinh nghiệm, trưởng thành rất nhiều khi đến Nhật Bản”.

Công Vinh nói rằng, anh không dám đưa ra lời khuyên nào đối với những cầu thủ đi sau như Xuân Trường, Công Phượng và có thể tương lai là Phan Văn Đức. Anh chỉ chia sẻ, nếu muốn tìm kiếm cơ hội tại nước ngoài thì các cầu thủ sẽ phải nỗ lực gấp bội, phải xác định mình quá nhỏ bé tại những đội bóng đó và không bao giờ được buông xuôi. Một phút chểnh mảng hoặc thiếu bản lĩnh sẽ nằm ngoài cuộc chơi, bản thân bị đánh gục bất kỳ lúc nào.

Bài liên quan