Ngày nay, sở hữu một chiếc điện thoại thông minh nhiều chức năng không còn là điều xa xỉ. Tuy nhiên, việc sử dụng điện thoại thông minh thái quá sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy.
ɴԍнιệɴ điện thoại đang trở thành một vấn đề có thật trong các gia đình, làm ảnh hưởng đến cuộc sống hôn nhân và là nguyên nhân đẩy các cặp đôi ra xa nhau hơn, có thể dẫn đến đường ai nấy bước.
Mới kết hôn được có 3 năm nhưng cô vợ trẻ Hồng Anh, một nhân viên văn phòng, đã tỏ ra vô cùng chán nản khi nói về người chồng của mình:
“Hồi mới yêu nhau em cũng biết anh ấy thích chơi game. Thích chơi vậy thôi nhưng vẫn dành thời gian đến nhà người yêu, đưa đón người yêu, hai đứa hò hẹn vẫn tập trung vào nhau, cũng đam mê mới cưới.
Nhưng cưới nhau rồi chỉ được 1 năm đầu tiên là mặn nồng, bây giờ anh ấy yêu điện thoại hơn cả vợ. Chơi game, lướt mạng xã hội suốt ngày. Anh ấy có vài hội nhóm, chat cả ngày, trao đổi “đồ” cả ngày. Từ ngày em sinh con, anh ấy sang ngủ phòng khác để không bị con quấy lúc nửa đêm, lại càng như hổ được thả về rừng.
Em giận dỗi ban đầu anh ấy còn dỗ, sau thì mặc kệ, bây giờ đến cả chuyện gần gũi gối chăn cũng cảm thấy như không còn tiếng nói chung. Nói ra thì bảo dở hơi, nhưng thế giới ảo đang kéo anh ấy ra xa dần hai mẹ con em, không nói thì khó chịu, mà nói ra thì thành mình đi ghen với cái điện thoại, chồng chẳng trò chơi trai gái thì thôi… ”.
Hãy để ý quan s.á.t xung quanh mình mỗi ngày, bạn có thể nhìn thấy mọi lúc, mọi nơi, những cặp vợ chồng cùng dùng bữa ngoài nhà hàng nhưng họ không chuyện trò với nhau, mỗi người đều dán mắt theo dõi một thế giới riêng trong điện thoại, những bà mẹ lơ là không để ý đến đứa con đang chơi trong công viên hay bên bể bơi, bởi tay họ còn đang mải miết lướt web, đầu óc họ có thể đang đâu đó trong MXH facebook, instagram, ngắm ảnh cô này cô kia khoe quần áo, đường cong, người bạn này khoe chuyến đi du lịch sang chảnh, chị bạn kia khoe bữa ăn sang trọng bày xếp nắn nót trong khuôn hình, rồi ném vào đó vài lời bình luận.
Một cô bạn tôi đã khóc hết nước mắt vì hối hận khi trong một lần đưa con đi bể bơi, cô ấy trên bờ quan s.á.t khi con vầy nghịch nước bên thành bể. Vậy mà chỉ trong có đúng 2 phút rời mắt khỏi con thôi, để chat facebook với bạn mà cô ấy suýt m.ấ.t con. Đứa nhỏ bị ngã xuống bể bơi, 2 phút không thể ngoi lên mặt nước cũng khiến cháu rơi vào tình trạng bất tỉnh do đuối nước. Cảm giác cùng cực khi ấy có lẽ đủ để cô bạn tôi hiểu đến cuối đời: ɴԍнιệɴ thế giới ảo sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến thế giới thật ra sao.
Trên chuyến xe buýt công cộng, tất cả hành khách đều đang chăm chú nhìn điện thoại của mình, không một ai trò chuyện với một ai. Một tối thường nhật trong gia đình, bạn vừa xem tivi vừa mở điện thoại đọc tin tức, chơi game, tán gẫu, tương tác MXH. Tối hôm sau bạn quyết định cả nhà sẽ tăng cường gắn kết bằng cách cùng nhau xem một bộ phim, và thật ngạc nhiên khi chỉ một lúc sau, lại thấy ai nấy vừa xem phim vừa dán mắt vào điện thoại. Bạn có thấy những hình ảnh đó quen thuộc không? Đó là vấn đề của các gia đình thời hiện đại.
Chồng của cô gái làm công việc văn phòng, cô bạn suýt mất con bên bể bơi của tôi, họ đều không phải những trường hợp cá biệt, thậm chí rất “bình thường” trong cuộc sống ngày nay. Chúng ta có cần thay đổi không? Có, nếu còn muốn hôn nhân hạnh phúc.
Hãy nói với nửa kia của bạn rằng bạn cảm thấy mình bị xao lãng nếu anh/ cô ấy cứ ôm điện thoại mọi lúc rảnh rỗi. Hãy đưa ra vài “quy tắc” mới trong gia đình, như không dùng điện thoại vào giờ ăn, hay khi vợ chồng đã lên giường ngủ, và nếu hai vợ chồng hay cả nhà cùng ngồi xuống xem một bộ phim, điện thoại sẽ buộc phải cách ly, ví dụ như “nhốt” nó vào phòng bếp…
Thay đổi dần từ những thói quen rất nhỏ để làm nên thay đổi lớn trong chất lượng cuộc sống vợ chồng. Bạn có sẵn sàng “tuyên chiến” với chiếc điện thoại để bảo vệ hạnh phúc gia đình hay không?
Theo Dân Trí