Có một bí mật nho nhỏ giữa các bà đẻ mà có lẽ chỉ khi “dò đúng tần số” mẹ mới đủ can đảm để thổ lộ.
Khỏi phải nói, ai cũng đồng ý rằng giai đoạn mang th,ai từ tháng thứ 8 là lúc người phụ nữ mệt mỏi nhất. Giai đoạn này đem đến không ít khó chịu kèm theo cảm giác nặng nề, cồng kềnh. Triệu chứng phổ biến lúc này chắc hẳn ai th,ai nghén cũng rõ nhưng những nỗi niềm khó nói thì không phải ai cũng có thể kể nhau nghe.
Nhiều mẹ bầu tỏ ra rất hãi hùng mỗi khi phải đi khám th,ai trong những ngày cuối. Bởi lẽ các mẹ biết chắc kiểu gì rồi mình cũng phải khám trong. Sau lần thăm khám này, một số còn nghe bác sĩ dặn dò “Về nhà có thấy m.á.u chảy một chút mà không kèm theo khó chịu hay bất thường nào khác thì cũng đừng hoảng loạn. Bởi lẽ đó chỉ là tàn dư của lần khám trong mà thôi”.
Nghe thì dễ dàng là vậy nhưng nếu phải khám trong nhiều lần khi chờ t.ử cung mở thì các mẹ sẽ hiểu được thế nào là lạnh người ngay thôi.
Khám trong là bước thăm khám trước sinh được các bác sĩ tiến hành để kiểm tra xem t.ử cung mở đủ rộng hay chưa. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ nói cho mẹ biết t.ử cung đã mở đến mức nào và đã đến lúc sinh chưa.
Thông thường, ca sinh chỉ bắt đầu khi t.ử cung mở đủ 10 phân. Và để chờ đến lúc này, sản phụ buộc phải trải qua quãng thời gian đau đớn vô cùng để th,ai nhi đủ điều kiện ra ngoài cơ thể mẹ qua ngã âm đạo.
Theo giới chuyên môn, ban đầu t.ử cung sẽ mở 1cm. Sau đó tăng dần mỗi tiếng 1cm. Thường thì giai đoạn 1 cổ t.ử cung mở 4 cm. Giai đoạn 2, tức giai đoạn chuyển dạ tích cực thì t.ử cung sẽ mở từ 4-7cm và cuối cùng, khi t.ử cung mở đủ 10cm, cơ thể mẹ sẽ sẵn sàng để sinh em bé.
Nhiều người không có kinh nghiệm sinh, khi thấy th,ai nhi di chuyển lúc khám trong thì vô cùng lo sợ. Một số người thậm chí phải chờ t.ử cung giãn nở trong hơn 10 tiếng mới có thể lên bàn sinh và sinh.
Với các bác sĩ, việc khám trong giúp ích rất nhiều cho sự phán đoán của các bác sĩ về thời gian lên bàn sinh. Đồng thời, thao tác này cũng giúp họ chẩn đoán ca sinh kéo dài trong bao lâu. Nhờ vậy các bà mẹ sẽ không phải trải qua cơn chuyển dạ trong sự căng thẳng quá mức vì điều này sẽ làm cản trở, khiến ca sinh trở nên khó khăn hơn.
Một số bà mẹ có kinh nghiệm rất sợ phải trải qua một lần nữa cảm giác vào phòng sinh, nhất là khâu khám trong mà bác sĩ buộc phải làm.
Đôi khi các bà mẹ thậm chí còn không thể nói ra cảm giác của mình vì suy cho cùng đây vẫn là vấn đề tế nhị. Tuy nhiên, cũng có nhiều bà mẹ cho rằng việc phải trải qua cảm giác đó rất bình thường và nó không thể nào sánh được với những đau đớn trong ca sinh.
Miễn là khi t.ử cung mở dần, người mẹ thư giãn thì mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn, đồng thời cũng giúp bác sĩ làm việc của mình suôn sẻ hơn.
Nếu mẹ đã t.ừng khiếp đảm cảm giác bác sĩ cho ngón tay vào khám trong, hãy chia sẻ suy nghĩ của mình để các bà mẹ lần đầu sinh đẻ biết rõ hơn về cảm giác đó nhé!
Theo: WTT