TP Hồ Chí Minh: Con tiêm phòng sau 4 tháng, hạch mưng mủ nổi khắp người

“Sinh xong, bé nhà mình được tiêm mũi phòng lao. Những ngày sau đó, con vẫn chơi ngoan bình thường. Thế nhưng khi con được khoảng 4 tháng, mình thấy ở nách con có nổi một cục hạch”.

Hầu hết các em bé mới chào đời đều được tiêm phòng lao trong tháng đầu sau sinh, thế nhưng, những biến chứng mắc phải không phải bé nào cũng bị và mẹ nào cũng biết để có cách hành động đúng đắn.

Mới đây, bé Khôi (6 tháng tuổi, sống ở Tp. Hồ Chí Minh) đã bị nổi hạch bất thường ở nách, mưng mủ lớn và phải phẫu thuật.

Fbeenhj Điều đáng nói, bé Khôi đã tiêm phòng lao ngay từ lúc mới sinh, nhưng đến lúc 4 tháng tuổi, con mới bị nổi hạch bất thường.

Chị Hiển (mẹ bé Khôi) kể lại: “Sinh xong, bé nhà mình được tiêm mũi phòng lao. Những ngày sau đó, con vẫn chơi ngoan bình thường. Thế nhưng khi con được khoảng 4 tháng, mình thấy ở nách con có nổi một cục hạch bé. Lúc mới mọc lên thì chỉ u thôi, không m.à.u, sờ vào thấy cứng. Con vẫn không có biểu hiện quấy khóc. Nhưng dần dần, hạch đỏ và to lên, khoảng 2 tuần sau, hạch mưng mủ lớn. Mình có tìm hiểu thì biết đây không phải là phản ứng hạch thông thường, vội vàng đưa con đi bệ.nh viện”.

Đến bệ.nh viện Nhi đồng, hạch của con đã vỡ mủ. Khôi được bác sĩ nặn mủ và cho kháng sinh uống trong 3 ngày. Sau đó khi tái khám, mủ chưa hết, bé lại phải bị rạch và nặn tiếp lần 2 mà không được gây tê,… Cuối cùng, con vẫn phải phẫu thuật để tách nhân hạch hoàn toàn.

Vì sao trẻ bị xuất hiện hạch sau khi tiêm phòng

Các bác sĩ tại bệ.nh viện Nhi đồng 1 cho biết, những phản ứng thường gặp của bé sau khi tiêm phòng lao là sưng, đỏ, đau tại chỗ tiêm hoặc sốt nhẹ, quấy khóc,… Phản ứng này thường mất đi trong vòng 30 phút. 2 tuần sau, tại chỗ tiêm xuất hiện vết loét rộng khoảng 10mm và tồn tại khoảng 2 tuần rồi tự khỏi để lại sẹo đường kính khoảng 5mm. Đây được xem là dấu hiệu của việc tiêm phòng lao hiệu quả.

Tuy nhiên, mũi tiêm phòng lao cũng sẽ có những phản ứng đặc biệt khác là hạch lớn ở tay, nách, cổ, hạch cứng sưng tấy dần, thậm chí mưng mủ. Những trường hợp này phải chích rặn nặn mủ, thời điểm thích hợp nhất là lúc hạch mềm. Sau khi rạch sẽ uống kháng sinh tiêu viêm, nếu sau 2 lần rạch không hết thì bắt buộc phẫu thuật gây mê để cắt nhân hạch. Đối với một số bé sẽ là hạch cứng không đau, không sưng thấy, trong vòng 4-6 tháng theo dõi nếu hạch không hết thì cần xét đến phương pháp rạch hoặc mổ, để lâu dài dẫn đến hạch phát triển.

Cận cảnh cục hạch của con

Chị Hiển cho biết, bé Khôi phát hiện hạch đúng dịp Tết, không kịp chích hạch sớm, đến khi vào bệ.nh viện ở Sài Gòn đã tự vỡ ra luôn. Bé được rạch 2 lần để nặn mủ nhưng vẫn không hết hẳn, cuối cùng đành phải mổ để cắt hoàn toàn nhân hạch. Trộm vía hiện tại bé Khôi đã được cắt chỉ, ăn uống chơi ngoan bình thường.

“Không bác sĩ nào khuyến khích mổ hay rạch nặn mủ ở hạch. Nhưng nếu không chữa, rất nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm hạch, nhiễm trùng, thậm chí các bệ.nh nặng hơn, bé biếng ăn, sụt cân, chậm lớn… Vì vậy, mình mong các mẹ có bé bị nổi hạch hãy đi khám sớm để bác sĩ theo dõi, đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, chứ đừng nghe những lời khuyên trên mạng, tránh trường hợp con bị nặng hơn hay bôi các loại thuốc dân gian mà vô tình làm hại con”, mẹ cháu bé cho biết.

Hiện tại, sức khỏe của bé Khôi đã ổn định

Vì vậy, các mẹ cần theo dõi con thật cẩn thận sau khi đi tiêm phòng, đặc biệt là mũi lao thường gây ra những phản ứng phụ nổi hạch trong thời gian dài sau khi tiêm. Khi bé nổi hạch, cần xác định đúng dạng hạch để có phương án theo dõi tại nhà hoặc đưa con đi bệ.nh viện sớm để tránh việc gây đau đớn, mệt mỏi cho con.

 

 

 

 

 

Bài liên quan