Tầm bóp là một loài cây mọc hoang dại ở Việt Nam có tính năng trị bệnh rất tốt. Lá và quả của loại cây này đều có thể được dùng làm món ăn hằng ngày.
Tầm bóp hay còn gọi lu lu cái, lồng đèn, thù lù cạnh, bôm bốp, tên khoa học là Physalis angulata, thuộc họ Cà (Solanaceae). Thường thấy mọc hoang khắp nơi, ở trên các bờ ruộng, bãi cỏ, đất hoang hay ven đường làng quê… Cũng có thể thấy ở ven rừng từ vùng thấp đến vùng có độ cao 1.500m so với mặt nước biển. Dược liệu sử dụng là toàn thân tươi hay phơi khô dùng dần.
Trong khi, quả của loài cây này được trẻ em nông thôn làm đồ chơi hoặc đồ ăn vặt được hái trên đường đi học về. Thì có thời gian, cộng đồng m.ạ.n.g xôn xao vì quả tầm bóp – một loại cây mọc hoang ở Việt Nam được bán bên Nhật với giá khá đắt 700.000 đồng/kg. Lý do là người ta phát hiện loại quả này chứa nhiều chất dinh dưỡng, trong 100g quả có 80% cacbohydrat, 12% protein, 8% chất béo, vitamin C và nhiều khoáng chất như sắt, canxi, magie, photpho… Lá cây này cũng được sử dụng để chế biến nhiều món ăn ngon như luộc, nấu, xào với thịt hoặc rau nấu lẩu…
Theo Y học cổ truyền, cây tầm bóp có vị đắng, tính mát, không đ.ộ.c, tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khu đàm, chỉ khái, nhuyễn kiên tán kết. Quả có vị chua, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu, tiêu đờm.
Một số bài thuốc dùng cây tầm bóp
1. Trị cảm sốt, họng sưng đau, ho nhiều đờm, phiền nhiệt nôn nấc: Dùng 20 – 40g khô sắc uống như trà trong ngày.
2. Dùng trị nhọt vú, đinh đ.ộ.c: Dùng 40 – 80g cây tươi giã vắt lấy nước cốt uống, bã thì dùng đắp; hoặc nấu nước rửa.
3. Trẻ em mẩn ngứa do nhiệt gây ra: Dùng toàn thân nấu nước lau rửa người cho trẻ rất hiệu quả.
4. Ở Ấn Độ, toàn cây được sử dụng làm thuốc lợi tiểu; lá được dùng trị các rối loạn của dạ dày.
5. Những người sống nhiều trên sông nước cũng có thể dùng loại quả này để cung cấp vitamin C, B1 và tiền chất vitamin A cho cơ thể, có thể phòng chống bệnh Scorbut cho người đi biển.
Những loại cây tưởng chừng như cỏ dại, mọc hoang bên đường, bờ ruộng lại có thể chứa đựng những công dụng hiệu quả như vậy. Lợi ích của nó đã được người xưa đúc kết lại từ rất nhiều năm để hậu sinh có thể thụ hưởng và tiếp tục nghiên cứu sử dụng.
Theo: daikinguyen