Intermittent fasting là gì? Nếu bạn là một người quan tâm đến sức khoẻ và hình thể thì hẳn đã từng nghe qua khái niệm nhịn ăn gián đoạn. Phương pháp này đang được nhiều bạn trẻ trên thế giới áp dụng. Cùng Yeubongda365 tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết sau.
1. Intermittent fasting là gì?
Định nghĩa
Intermittent fasting còn được hiểu là phương pháp nhịn ăn gián đoạn. Nó được xây dựng dựa vào việc xoay vòng giai đoạn giữa các thời điểm nhịn ăn với thời điểm ăn uống bình thường.
Đây là biện pháp ăn kiêng không hoàn toàn chỉ tập trung vào loại thực phẩm mà nó còn chú trọng tới thời điểm ăn. Phương pháp này đang được nhiều đối tượng lựa chọn để thực hiện giảm cân và duy trì vóc dáng.
Cơ sở của phương pháp ăn kiêng Intermittent fasting là gì?
Intermittent fasting chính là phương pháp ăn kiêng được dựa trên khả năng nhịn ăn trong một khoảng thời gian dài của cơ thể. Thực tế cơ thể có thể chịu đói được lên đến 24h đồng hồ. Tuy nhiên nhiều người chỉ không ăn uống trong khoảng 4, 5 giờ đã cảm thấy không thể tiếp tục chịu được nữa.
Vì thế phương pháp này dựa trên cơ sở đó để tiến hành giảm lượng calo nạp vào cơ thể. Từ đó nó khiến cơ thể sử dụng chất béo dự trữ rồi tạo ra năng lượng để giảm cân. Tất cả đều là quá trình an toàn cho sức khoẻ và hiệu quả.
2. Các hình thức Intermittent fasting phổ biến
Các hình thức theo ngày
- 16:8: Nhịn liên tục trong 16 tiếng. Sau đó ăn trong 8 tiếng. Đây là hình thức phù hợp nhất và ứng dụng được với hầu hết người mới bắt đầu.
- 20:4: Nhịn liên tục trong 20 tiếng. Sau đó ăn trong 4 tiếng. Đối với hình thức này, chúng ta có thể ăn một bữa ăn lớn hoặc là chia thành hai bữa ăn nhỏ.
- OMAD (one meal a day): Khung giờ nhịn ăn là 22:2 – 23:1. Đây là cách ăn một bữa đủ calo cho một ngày.
Các hình thức theo tuần
- 5:2: Trong tuần chỉ thực hiện hai ngày (không nhất thiết là 2 ngày liên tiếp). Mỗi ngày chúng ta ăn 500 – 600 calo. 5 ngày còn lại thì ăn đủ calo.
- Ăn – Dừng – Ăn: Trong tuần có một hoặc là hai ngày nhịn. Những ngày còn lại ăn đủ calo.
- Nhịn cách ngày: Cứ hai ngày ăn thì có một ngày nhịn, lịch xen kẽ nhau.
Bạn hãy thử gắn bó với một trong số các hình thức trên trong một khoảng thời gian đủ dài. Tầm một tháng hoặc lâu hơn. Thời gian này đủ để xem nó có hiệu quả hay không trước.
3. Hướng dẫn thực hiện nhịn ăn gián đoạn an toàn hiệu quả
Ăn nhiều protein hơn
Tăng lượng protein ở trong bữa ăn hàng ngày có thể sẽ thúc đẩy quá trình trao đổi chất. Nó giúp bạn thấy no lâu và giảm cảm giác thèm ăn một nhiều lần. Ngoài ra, bổ sung thêm protein còn giúp ta xây dựng khối lượng cơ khi phải cắt giảm calo để giảm cân.
Ăn đủ chất béo
Nhiều người có tâm lý sợ sệt ăn chất béo vì lo sẽ tăng cân. Nhưng chất béo lành mạnh đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc xây dựng tế bào. Nó giúp sản xuất hormone và cách nhiệt để giữ ấm. Nó còn bảo vệ các cơ quan của chúng ta. Đồng thời hỗ trợ cơ thể hấp thụ vitamin hiệu quả hơn.
Hơn thế nữa, chất béo vô cùng giàu năng lượng. Mỗi một gam chất béo chưa 9 kcal. Do vậy việc ăn đủ chất béo sẽ giúp bạn dễ dàng cung cấp một lượng năng lượng đủ cho cơ thể trong quãng thời gian nhịn ăn.
Carbohydrate (tinh bột/đường/chất xơ)
Carbohydrate chính là nguồn cung cấp năng lượng chính cho tất cả mọi hoạt động của cơ thể. Vì thế chúng ta không nên cắt giảm nhóm chất này khi bắt tay vào thực hiện nhịn ăn gián đoạn. Thay vào đó, hãy lựa chọn những nguồn carbohydrate phức tạp. Chẳng hạn như các loại rau, trái cây ít đường hoặc các loại ngũ cốc nguyên hạt… Chúng cần nhiều thời gian để phân giải vì thế bạn sẽ cảm thấy no lâu hơn.
Uống đủ nước để tăng cường trao đổi chất
Trong thời gian nhịn ăn chúng ta chỉ nên uống các loại nước không có chứa calo như nước lọc, cà phê đen hoặc trà… Lưu ý, không thêm đường vào những loại nước này. Bởi nó chính là thủ phạm làm tăng cân một cách nhanh chóng.
Hy vọng những thông tin trên bài hữu ích và giúp độc giả hiểu rõ hơn về nhịn ăn gián đoạn – Intermittent fasting là gì.