Ông Hạc mở một quán mì tại thị trấn đã lâu, hoạt động kinh doanh cũng không tệ lắm. Sau khi trừ các khoản chi phí, mỗi tháng ông cũng để ra được một ít tiền. Một hôm, ông mở hàng bán buổi chiều như thường lệ. Sau giờ tan học, ông nhìn thấy một bé gái 7 tuổi đứng ở phía bên đường đối diện, mắt chăm chú nhìn vào nồi nước dùng bốc khói nghi ngút trong tiệm mì mà tỏ vẻ rất đói.
Ông Hạc không biết cô bé đứng đó từ khi nào và từ đâu đi tới, trên lưng đeo chiếc cặp sách hồng đang hướng cặp mắt về quán mì của ông. Ông Hạc cũng không biết tại sao, mỗi lần bưng tô mì cho khách ông lại liếc nhìn cô bé một cái.
Thấy cô bé quá đói rồi, ông Hạc liền nghĩ phải tặng một bát mì mới được, cần phải làm phúc.
Hôm đó việc buôn bán của ông cũng ế ẩm đôi chút, khách tới ăn không nhiều, dường như không có khách quen nào tới. Vậy là, ông Hạc quyết định nấu một tô mì tặng cho cô bé phía bên đường.
“Cháu đói bụng phải không? Hãy ăn đi cho nóng”.
Bất ngờ thấy ông Hạc bưng tặng cho tô mì, cô bé bước lùi lại theo phản xạ tự nhiên với dáng vẻ lo lắng và cảnh giác.
Thấy vậy, ông Hạc mỉm cười nói: “Cháu yên tâm đi, bát mì này không có vấn đề gì, ta không phải là người χấц”.
Cô bé nuốt nước bọt rồi khua tay: “Cháu, cháu… không có tiền ạ”.
Ông Hạc thấy vậy vội nói: “Bác không lấy tiền, tặng cho cháu đấy”.
Lúc này, cô bé bước lùi lại nói: “Ông nội cháu nói không được tùy tiện nhận đồ của người khác ạ. Nếu cháu lấy thì cháu phải trả một thứ có giá tương tự ạ”.
Ông Hạc vô cùng ĸıɴʜ ɴġạc, bưng bát mì trên tay mà cảm thấy khó xử. Ông nhìn thấy cô bé ăn mặc rất giản dị và không đem theo thứ gì đáng tiền.
Thế rồi ông Hạc cười gượng một tiếng, đặt bát mì xuống đất vừa nói vừa quay đầu bước về quán: “Bác không lấy tiền của cháu, bát mì đặt ở đây, nếu cháu đói thì ăn đi nhé”.
Đáng ngạc nhiên là cô bé liếc nhìn bát mì, đôi môi mím chặt và quay đầu bước đi.
Thấy vậy ông Hạc vội nhờ anh Tuân bán nước bên cạnh coi hộ quán và lén đi theo. Một mình cô bé với dáng vẻ cô độc trở về nhà trên con đường nhỏ, bước đi được khoảng 30 phút, em dừng lại ở trước căn nhà đá. Mở cửa bước vào, ông thấy cô bé bỏ cặp xuống bàn rồi bắt tay vào làm việc nhà, nhóm lửa nấu cháo. Sau một lúc thì em đón ông lão lưng còng đến bên bàn và bưng bát cháo đến mời ông.
Mãi đến xẩm tối, ông Hạc mới quay trở về, tuy nhiên trong tâm lại thấy nặng trĩu. Nhìn thấy cảnh tượng trước mắt mà lòng thấy đau xót, không biết đây là thứ tình cảm gì.
Mới là một cô bé vậy mà lại ứng xử như một người lớn rất hiểu biết.
Sau này hỏi thăm, ông mới biết cô bé tên là Liên, cha mẹ đi làm đã 5 năm chưa về nhà, không có tin tức gì, còn sống hay đã Cʜếƫ cũng không ai hay. Em chỉ biết sống dựa vào ông nội.
Vốn là người có tấm lòng đa cảm, nhìn thấy cảnh đời côi cút liền thương, do đó khi nhìn thấy cô bé lần thứ 2, ông Hạc liền nói: “Sau này chỉ cần mỗi hôm dạy cho ta một chữ, giúp ta ghi nhớ được thì ta tặng cháu một bát mì, tuyệt đối là trao đổi ngang giá”.
Cô bé đói quá không nhịn được liền nghĩ: “Ông chủ tiệm bảo dạy một chữ tặng một tô mì, lần này thì mình no bụng rồi”.
Nhưng, Liên vẫn nửa tin nửa ngờ nói: “Cháu sẽ dạy ông 2 chữ, 2 chữ đổi lấy 2 bát mì”.
Ông Hạc biết cô bé Liên này rất yêu thương ông nội nên gật đầu nói: “Được cháu à“.
Cảnh tượng này khiến khách trong tiệm không khỏi trêu đùa: “Đen thật! Ông Hạc đổi cho tôi 10 bát mì, tôi sẽ dạy ông 100 chữ”.
Ông Hạc trợn mắt nhìn khách vừa cười vừa bước vào trong tiệm.
Đương nhiên, khách hàng đều biết dụng ý của ông, chỉ có điều không nói ra mà thôi. Cứ như vậy, cô bé vượt qua 5 năm học tiểu học. Một ngày đột nhiên không thấy bé Liên đâu, ông Hạc tìm Kıếɱ mãi không thấy. Sau khi dò hỏi, ông Hạc mới biết ông của Liên bị b.ệ.n.h nặng, cô bé không có cách nào khác, may mà còn có người họ hàng ở xa biết đến đưa hai ông cháu đến thành phố điều trị.
Thấm thoắt đã 25 năm trôi qua, hôm nay ông Hạc đã 65 tuổi mà vẫn lẻ loi một mình. Mặc dù đã kết hôn 2 lần nhưng cuối cùng kết quả không như ý.
Quán của ông từ ngày mở cửa tại thị trấn đã tạo dựng được thương hiệu. Nhưng từ 5 năm trước, có một người vô danh mỗi tháng lặng lẽ gửi 5 triệu đồng cho ông, giờ tài khoản của ông cũng có khoảng 300 triệu.
Không ai biết khoản tiền này, hàng xóm láng giềng không ngớt lời khen tụng, rồi tự hỏi, tại sao mình không gặp may như ông Hạc nhỉ?
Mọi người nói ông phát tài lớn rồi, ông Hạc cũng chỉ tủm tỉm cười mà không nói gì thêm. Cũng có người nói, ông có tiền nhiều như vậy, hà tất phải sớm tối làm việc tại tiệm mì cho mệt.
Tuy vậy, trong tâm ông hiểu hơn ai hết, mỗi ngày ông đều nhìn sang phía đường đối diện mà lòng thầm nghĩ, mình đang đợi một người. Nếu đóng quán, sợ rằng cô bé Liên năm nào không tìm được đường về.
Mấy năm nay, mỗi khi mở tiệm bán mì, con mắt ông thường bất giác nhìn sang đường phía đối diện. Giờ đây, khi con phố này đã thay đổi rất nhiều, nhà cao tầng mọc lên như nấm, nhưng hình ảnh cô bé đeo cặp sách nhỏ màu hồng đứng phía bên đường đối diện vẫn khắc ghi trong tâm trí ông.
Mọi người đều nói với ông: “Phá quán cũ đi thôi, ông chủ, phá bỏ đi thôi!”
Đối mặt với lời nhắc nhở của mọi người, ông vẫn giữ nguyên không đổi. Vẫn như thường lệ, ông nhìn sang phía đường đối diện, bỗng dưng bát mì và đũa rơi xuống đất.
Thời gian thay đổi, vóc dáng biến đổi, khung cảnh cũng biến đổi chỉ có con người là không đổi. Người đứng bên đường đối diện là một cô gái ăn mặc sạch sẽ giản dị, cô cầm chiếc túi hồng, mắt nhìn ông không chớp.
Cô gái cười lớn, mắt rưng rưng: “Cha, con đã trở về”.
Ông Hạc không khỏi mừng rỡ, lau những giọt nước mắt hạnh phúc chạy ra cửa quán.
Kỳ thực, từ lâu Liên đã như là đứa con gái trong lòng ông, và Liên cũng vậy, từ lâu ông Hạc đã là người cha mà cô yêu mến. Liên dừng xe ở rất xa, ăn mặc giản dị xuất hiện trước mặt ông.
Từ sau khi trưởng thành, là một người hiểu biết, cô đã hiểu được điều ông Hạc giúp cô những năm đó. Khi lớn lên, thi thoảng Liên trở về quê nhưng chỉ lặng lẽ nhìn ông Hạc một chút rồi vội vã rời đi, sau này tiết kiệm được tiền, mỗi tháng Liên đều bí mật gửi cho ông.
Giờ đây, ông Hạc lại không có con cái, Liên không lo thì ai lo cho ông. Vậy là Liên quyết định trở về, trước mặt mọi người gọi ông một tiếng: “Cha! Cha nuôi con 5 năm, con sẽ chăm sóc cho cha quãng đời còn lại”.
San San (biên dịch) – DKN