Bầu ăn nếp cẩm vừa thơm ngon, bổ dưỡng, lại giúp th.ai nhi phát triển tốt, ăn cơm mãi làm gì, chán lắm

Bà bầu ăn gạo nếp cẩm thường xuyên tốt cho sức khỏe của mẹ, cung cấp nhiều dưỡng chất cho con, phòng ngừa dị tật th.ai nhi.

Gạo nếp cẩm rất tốt cho sức khỏe của người mẹ trong thời gian mang th.ai và sau sinh. So với gạo thường, thành phần dinh dưỡng trong gạo nếp cẩm cao hơn và nhiều dưỡng chất hơn. Gạo nếp cẩm giàu các vi chất như protein, chất béo, sắt, kẽm, canxi, magiê, kali, phốt pho, carbohydrate cùng các vitamin nhóm vitamin B, vitamin E và rất nhiều dưỡng chất khác. Do đó nếu được dưỡng th.ai bằng gạo nếp cẩm thì mẹ sẽ có thêm nguồn thực phẩm bổ sung dinh dưỡng tuyệt vời.

Tác dụng của nếp cẩm

1. Bổ m.á.u

So với những loại gạo khác, gạo nếp cẩm có hàm lượng protein cao hơn 6,8%; lượng chất béo cao hơn 20% và có đến 8 loại axit amin cơ thể không tổng hợp được, cùng với đó là các vi chất cần thiết. Được đánh giá là một trong những loại gạo rất tốt cho m.á.u, gạo nếp cẩm hỗ trợ tốt cho mẹ mang th.ai khắc phục tình trạng thiếu m.á.u. Ngoài ra, nếu muốn phục hồi sức khỏe do bị mất m.á.u trong thời gian kinh nguyệt, sau sinh.

2. Phòng ngừa dị tật th.ai nhi

Bà bầu ăn gạo nếp cẩm thường xuyên không chỉ tốt cho sức khỏe người mẹ mà còn giúp phòng tránh dị tật th.ai nhi vì trong gạo nếp có một hàm lượng axit folic khá cao. Đây là chất rất cần thiết đối với người mẹ mang th.ai, nhất là trong 3 tháng đầu để phòng chống dị tật ống thần kinh cho th.ai nhi.

3. Tốt cho tim mạch

Món nếp cẩm lên men (cơm rượu) có tác dụng tái tạo các mạch m.á.u, phòng tránh các biến chứng tim mạch. Tác dụng này do chất lovastatine và ergosterol có trong cơm rượu. Ngoài ra, ăn cơm rượu nếp cẩm với một lượng vừa phải còn giúp giảm lượng cholestreol xấu có trong m.á.u. Do vậy, món ăn này còn có tác dụng phòng tránh nguy cơ bị đột quỵ và tăng huyết áp.

Tuy nhiên, phụ nữ mang th.ai khi ăn món ăn này chỉ nên ăn một ít vì men rượu không tốt cho th.ai nhi. Ngoài ra, mẹ nên tự chế biến tại nhà để đảm bảo vệ sinh và chất lượng. Khi mua men, mẹ nhớ chọn kỹ để tránh mua phải men không rõ nguồn gốc. Tốt nhất, mẹ bầu nên bỏ cơm rượu vào các món nấu chín hoặc ăn kèm với rau xanh, sữa chua,trái cây,…để tiêu hóa tốt hơn và hấp thu được nhiều dinh dưỡng nhất.

4. Tốt cho dạ dày

Những bà bầu nào bị chứng viêm loét dạ dày khó ăn được gạo tẻ thì món xôi nếp cẩm là một gợi ý tuyệt vời. Các nghiên cứu đã cho rằng đây là món ăn rất tốt cho những người dạ dày yếu, nhất là những ai bị viêm loét. Ngoài ra các bà bầu hay bị nặng bụng, dễ đầy hơi cũng có thể chọn cơm nếp cẩm thay thế. Ngoài ra, nếp cẩm tán thành bột để uống với nước ấm cũng chứng nôn mửa.

5. Phục hồi sức khỏe sau sinh

Mẹ sau sinh nếu ăn nếp cẩm thường xuyên còn hỗ trợ rất tốt trong việc phục hồi sức khỏe, giúp m.á.u lưu thông tốt hơn, tránh tình trạng suy nhược, giúp dạ dày hoạt động tốt hơn, đồng thời tăng chất lượng và số lượng sữa cho con bú.

Các món cháo hoặc thức ăn dạng loãng sẽ phù hợp với hệ tiêu hóa của mẹ trong những ngày đầu sau sinh. Với nguyên liệu gạo nếp cẩm, mẹ có thể nấu món cháo trắng hoặc nấu với chân giò, đu đủ, lá sung đều tốt cả. Chúng vừa tốt cho đường ruột lại giúp kích thích tiết sữa.

Ảnh nếp cẩm

1. Sữa chua nếp cẩm

Với hương vị mới lạ và đ.ộ.c đáo, món sữa chua nếp hẳn sẽ làm các mẹ mê mẩn. Món ăn này được làm từ nguyên liệu chính là gạo nếp cẩm, không chỉ tốt cho bà bầu mà còn có tác dụng làm đẹp da. Đặc biệt, nó cũng là món ăn giải nhiệt tuyệt vời cho mẹ trong những ngày hè nắng nóng.

Thông thường, món sữa chưa nếp cẩm được chế biến theo 2 cách: một là dùng gạo nếp để nấu thành xôi, hai là dùng gạo nếp cẩm lên men. Tuy nhiên, gạo nếp cẩm lên men thì không tốt đối với sức khỏe phụ nữ mang th.ai. Do vậy, mẹ bầu nên áp dụng theo cách 1 là dùng gạo nếp nấu thành xôi và ăn kèm với sữa chua.

2. Xôi nếp cẩm

Thay vì dùng nguyên liệu là gạo nếp bình thường, mẹ bầu sẽ nấu xôi bằng gạo nếp cẩm. So với món xôi truyền thống, món xôi nếp cẩm vừa đ.ộ.c đáo lại nhiều giá trị dinh dưỡng. Vậy nên, trong các món ăn từ gạo nếp cẩm tốt cho bà bầu, mẹ đừng bỏ qua món ăn hấp dẫn này nha.

Ảnh minh họa

Nguyên liệu:

– Nếp cẩm: 200g

– Đậu xanh bóc vỏ: 100g

– Nước dừa: 400ml

– nước cốt dừa: 100ml

– Đường: 60g

– Muối: 4g

– Bột năng: 5g

– Dừa bào: một ít

Thực hiện:

Bước 1: Ngâm đậu xanh và gạo nếp cẩm trong nước ấm trong 1 tiếng.

Bước 2: Vo sạch gạo nếp cẩm.

Bước 3: Cho vào nồi cơm điện với 400ml nước dừa và muối. Đem đun với lửa nhỏ.

Bước 4: Đậu xanh đem hấp cách thủy trong 30 phút

Bước 5: Nghiền nát đậu xanh. Trộn thêm 20g đường và bắt lên bếp sên với lửa nhỏ trong 2 phút.

Bước 5: Trộn hỗn hợp 100ml nước cốt dừa + 20g đường + 5g bột năng + 100ml nước lọc. Cho hỗn hợp vào nồi, khuấy đều và đun với lửa nhỏ. Khi đặt lại thì tắt bếp.

Bước 6: Múc xôi ra bát (ly), cho thêm đậu xanh đã nghiền và nước cốt dừa.

3. Chè nếp cẩm sữa chua nước cốt dừa

Để nấu món chè nếp cẩm được ngon nhất thì khâu chọn nguyên liệu rất quan trọng. Mẹ nên chọn loại gạo nếp hạ căng mẩy, đều màu.

Ảnh minh họa

Nguyên liệu

– Gạo nếp cẩm: 200gr

– Nước cốt dừa: 100ml

– Lá dứa: 3 lá

– Sữa chua: 6 hộp

Thực hiện:

Bước 1: – Vo sạch gạo, ngâm gạo với 1 thìa cà phê muối trong khoảng 3 tiếng. Rửa sạch lá dứa.

Bước 2: Cho nếp cẩm vào nôi và đổ lượng nước vừa đủ. Bắt lên bếp đun với lửa nhỏ trong 5 phút. Sau đó cho thêm lá dứa vào nồi để đun cùng. Dùng thìa khuấy nhẹ để phần lá dứa được trộn đều với phần nếp.

Bước 3: Tiếp tục đun với lửa nhỏ cho đến khi nếp đặc sánh là chín.

Bước 4: Thêm đường và trộn đều để ngấm vào phần nếp. Đun thêm tầm 5 phút. Sau đó tắt bếp, để nguội.

Bước 5: Nếp cẩm đã nguội, múc ra ly. Sau đó cho sữa chua và nước cốt dừa vào.

4. Chè đậu đỏ nếp cẩm

Đậu đỏ là một trong các thực phẩm tốt cho bà bầu. Bà bầu ăn đậu đỏ có tác dụng phòng tránh thiếu màu, có nhiều sữa và cân bằng các hoocmon trong cơ thể.

Nguyên liệu:

– Đậu đỏ: 100g

– Nếp cẩm:100g

– Nước,1.5

– Nước cốt dừa

Đường phèn: 200g

Thực hiện:

– Bước 1: Vo sạch đậu đỏ, nếp cẩm, đem ngâm nước ấm khoảng 2 giờ

– Bước 2: Cho đậu và nếp cẩm vào nổi, thêm nước vừa đủ. Đun sôi đậu và nếp cẩm với lửa nhỏ.

Bước 3: Khi đậu và nếp chín mềm thì cho thêm nước cốt dừa vào.

Bước 4: Gần tắt bếp thì cho đường phèn vào đun sôi thêm khoảng 1 – 2 phút thì tắt bếp. Để nguội và thưởng thức.

Gạo nếp cẩm với giá trị dinh dưỡng cao, đây là thực phẩm tốt cho sức khỏe của người mẹ và th.ai nhi. Do vậy, mẹ nê

Gạo nếp cẩm không chỉ cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho phụ nữ mang th.ai, thực phẩm này còn đem đến nhiều lợi ích trong việc phòng các b.ệnh th.ai kỳ, ngăn ngừa dị tật th.ai nhi, phục hồi sức khỏe sau sinh, đẹp da. Do vậy, trong thực đơn ăn uống, mẹ bầu đừng nên bỏ qua loại “siêu” thực phẩm này nhé!

Nguồn: baomoi

Bài liên quan