Ho là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ em khi thời tiết giao mùa viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, ho gà, hen phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm phổi…
Những cơn ho dai dẳng có thể khiến trẻ mất ngủ suốt đêm, thậm chí liên tục nôn trớ khi ăn uống bất kỳ thứ gì. Vì thế, khi con bị ho, các mẹ nên áp dụng các bài thuốc từ thiên nhiên để trị dứt điểm, lại an toàn cho bé, không cần nhờ tới kháng sinh.
1. Trị ho bằng rau diếp cá + nước vo gạo
Diếp cá là một trong những loại rau rất quen thuộc đối với người Việt, đây không chỉ là loại rau dùng để ăn sống thông thường, mà còn có khả năng chữa trị nhiều căn bệ.nh khác nhau, trong đó có bệ.nh ho.
Theo Đông y, rau diếp cá có mùi tanh, vị cay, hơi chua, tính hàn. Thông thường, rau diếp cá được sử dụng để hỗ trợ chữa trị một số căn bệ.nh như ho, bệ.nh viêm họng, trĩ, mụn nhọt, bệ.nh sởi, đ.a.u mắt, bí tiểu, kinh nguyệt không đều,…
Rau diếp cá sử dụng không qua đun nấu sẽ rất tốt, tuy nhiên, vì rau diếp có vị tanh nên đa phần bé sẽ không hợp tác với mẹ. Để giúp giảm vị tanh của loại rau này, mẹ nên kết hợp cùng nước vo gạo và đun sôi thì vị tanh kia sẽ m.ấ.t và rất dễ uống.
Cách làm: Dùng 1 nắm lá diếp cá, rửa sạch, xay hoặc giã nhuyễn. Sau đó, lấy một bát nước vo gạo trộn với diếp cá đã giã nhuyễn và lọc lấy nước.
Tiếp đến mẹ cho thêm đường phèn với lượng vừa phải, cho lên bếp hấp khoảng 20 phút, để nguội cho bé uống.
2. Trị ho bằng lá húng chanh
Húng chanh là loại rau gia vị dễ trồng, có mùi thơm dễ chịu, vị chua the, tính ấm. Theo Đông y, húng chanh có tác dụng húng chanh có tác dụng phát tán phong hàn, tiêu đờm, sát khuẩn, dùng để chữa ho, viêm họng, cảm cúm, hen suyễn, sốt… Ngoài ra, colein trong lá có tác dụng kháng sinh mạnh đối với một số vi trùng, nhất là ở vùng họng.
Cách làm: Mẹ chuẩn bị khoảng 20g lá húng chanh tươi đem rửa sạch và thái nhỏ rồi giã dập cùng 20g đường phèn. Tiếp đến cho thêm 10ml nước sôi vào để cho ngấm, rồi chắt lấy nước cho trẻ uống 3 lần/ngày, mỗi lần 3ml cho tới khi hết ho.
3. Trị ho bằng lá hẹ
Lá hẹ là gia vị phổ biến giúp tăng thêm hương vị của món ăn, lá hẹ cũng có nhiều tác dụng cho sức khỏe, được nhiều mẹ dùng để món nấu canh thanh mát cho gia đình. Trong Đông y, lá hẹ là vị thuốc có tình ấm, hơi hăng cay, có vị hơi chua và không chứa đ.ộ.c tố có tác dụng chữa trị các bệ.nh hô hấp như ho, cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng,… và bệ.nh đường ruột rất tốt.
Cách làm: Mẹ dùng khoảng 15-20 lá hẹ, đường phèn vừa đủ để độ ngọt vừa phải. Lá hẹ sau khi rửa sạch, thai nhỏ, đem hấp cách thủy cùng đường phèn, cho trẻ uống ngày 2 lần, mỗi lần 2-3 thìa cà phê, có tác dụng trị cảm cúm có ho, sốt, sổ mũi, long đờm hiệu quả.
4. Trị ho bằng quất
Theo Đông y quất có tính ấm, vị ngọt chua, vào các kinh phế, vị, can. quả quất có chứa nhiều pectin, tinh dầu, đường và các vitamin có công dụng trị ho, long đờm, kháng khuẩn và kháng virus, giải uất, giải rượu, tiêu thực… và là vị thuốc rất quý.
Cách làm: Mẹ dùng quất xanh đem rửa sạch, thái mỏng hoặc khía cạnh. Rót mật ong vào ngập quất, đem chưng cách thủy khoảng 20 phút. Sau khi để nguội, mẹ cho bé uống ngày 3-4 lần.
Tuy nhiên đối với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ nên thay mật ong bằng đường phèn cũng có tác dụng tương tự, vì mật ong có thể gây ngộ đ.ộ.c cho trẻ sơ sinh.
5. Trị ho bằng gừng tươi
Gừng là gia vị quen thuộc trong nhà bếp. Gừng có tính ấm và kháng viêm, kháng nấm hiệu quả, bởi vậy chúng được áp dụng để trị ho, cảm cúm, cảm lạnh cho cả người lớn và trẻ em.
Cách làm: Gừng rửa sạch, để nguyên vỏ, thái ngang củ thành lát mỏng, sau đó cho vào lọ, chứa mật ong. Khi gừng se quắt lại là có thể sử dụng.
Khi bị ho nên ngậm gừng trong miệng sẽ rất hiệu quả, tuy nhiên trẻ nhỏ thì mẹ nên chắt nước, pha thêm chút nước ấm cho bé uống.
Mẹ cũng có thể cho gừng cùng đường phèn vào hấp cách thủy khoảng 15-20 phút để nguội cho bé uống ngày 2-3 lần.
Dược sĩ cao cấp Bùi Hồng Hải
Theo WTT