2 cách làm giấm táo tại nhà, tha hồ nấu ăn – dọn dẹp – chữa b.ệnh khỏi lo hóa chất

Thay vì mua giấm táo ở ngoài, hãy học 2 cách làm giấm táo này tại nhà để giảm cân hoặc dưỡng da đều rất tốt, đảm bảo chất lượng hương vị và vấn đề vệ sinh.

Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người gọi giấm táo là “bảo bối” của các bà nội trợ vì chỉ cần dùng vài giọt giấm táo thôi là đủ biến các món gỏi, salad, nước chấm… ngon đến khó cưỡng.

Thậm chí chúng ta có thể dùng giấm táo để ngâm thịt, ngâm rau củ… tiêu diệt hết chất gây độc. Ngoài ra, giấm táo còn được phụ nữ tin dùng để làm đẹp, giảm cân, dưỡng da… rất nhiều.

Cách đây vài năm, báo chí vạch trần các xưởng sản xuất thủ công dùng axit pha với nước giếng khoan để “chế” thành giấm ăn khiến người tiêu dùng kinh hãi. Để tránh dùng phải giấm không đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng tới sức khỏe của bản thân và gia đình, chị em hãy tham khảo 2 cách làm giấm táo dưới đây nhé!

CÁCH 1: DÙNG TÁO MÈO

Nguyên liệu:

– 3 kg táo mèo

– 1- 2 quả chuối tây gần chín

– 2,5 – 3 lít nước đun sôi để nguội

– 3 lít bình ngâm thủy tinh

– 1 ít muối

Ảnh minh họa

Cách làm:

– Đầu tiên, hãy đem táo mèo đi rửa thật sạch với nước rồi đem ngâm trong 30 phút với nước muối loãng rồi vớt ra, để ráo.

– Tiếp đó, hãy pha một chậu nước ấm khoảng 40 độ C cùng với 2 thìa muối.

– Các bạn hãy cắt bỏ hai đầu quả táo rồi bổ đôi, nhớ giữ nguyên hạt. Bổ đến đâu thì cho vào chậu nước muối đã pha sẵn để táo bớt chát, không bị thâm đen.

– Giờ hãy đổ nước ấm vào bình, sau đó cho táo vào, rồi cho thêm chuối tây vào ngâm cùng để quá trình lên men được nhanh hơn nhé. Lưu ý: cho táo chiếm tỉ lệ khoảng 2/3 bình, sau đó thì đổ nước cho đầy.

– Giờ thì hãy ủ táo trong khoảng 3 – 4 tuần. Nhưng trong khoảng 2 tuần đầu tiên, bạn không cần đậy nắp bình quá kỹ bởi thời gian này táo cần oxy để lên men.

Ảnh minh họa

Thành quả:

1 tháng sau, bạn hãy mở bình ra và gạt bỏ hết phần táo mèo, chắt hết phần nước sang một chiếc bình thủy tinh khác, đây chính là giấm táo đó!

Ảnh minh họa

– Giấm táo mèo của bạn sẽ có màu vàng nhạt giống như mật ong.

– Nếu mở nắp ra mà thấy có một lớp váng trắng nổi lên trên mặt nước, không có bọ bay quanh thì đây chính là giấm táo ngon.

CÁCH 2: DÙNG TÁO ĐỎ

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

– 1 kg táo đỏ

– 1 lít nước đun sôi để ngoại

– 1 cốc đường

– 1 lọ thủy tinh lớn

Cách làm:

– Đầu tiên, bạn hãy đem táo đi rửa thật kỹ rồi ngâm với nước muối trong 30 phút, sau đó đem rửa lại 1 lần nữa.

– Cắt táo thành những nhỏ, không cần gọt vỏ và nhớ để nguyên hạt nhé.

– Giờ hãy xếp táo vào hũ thủy tinh, cứ một lớp táo bạn lại rắc một lớp đường. Cứ làm như vậy cho đến khi hết táo.

– Đổ nước ngập táo, nên để phần miệng bình chừa ra vài cm để sau này men giấm sủi bọt.

– Giờ hãy đậy nắp kín lại và bảo quản ở nơi khô ráo trong vòng 2 tuần. Thi thoảng, bạn hãy mở nắp để hơi men bay bớt ra ngoài.

– Sau 2 tuần, bạn mở nắp bình ra để bỏ bã, lấy phần nước giấm. Nên lọc 2 – 3 lần cho sạch cặn bã và bọt trắng.

Giờ chỉ cần cho giấm vào hũ thủy tinh nhỏ và bảo quản thêm 2 tuần nữa là dùng được.

Lọ giấm táo bạn thu được phải có đầy đủ 1 số yếu tố sau:

– Phải có màu vàng trong.

– Trong giấm không có cặn bã, không có bọt.

– Giấm táo có vị chua, hơi ngọt. Mùi giấm thơm và hấp dẫn.

Bên trên là hai cách làm giấm táo rất đơn giản, nếu có thời gian bạn nên tự thực hiện để gia đình được sử dụng loại nguyên liệu an toàn, chất lượng nhất. Chúc bạn thành công!

Theo WTT

Bài liên quan