Em đang có thai được 20 tuần. Kể từ tháng thứ 3 trở đi thì tối nào em cũng uống 1 cốc nước cam. Em tham khảo trên mạng thì các mẹ đều khuyên uống như vậy thì con sau này sinh ra sẽ sạch sẽ, da trắng trẻo. Thế nhưng các chị ở cơ quan lại khuyên là không nên uống buổi tối, còn nói nếu uống nước cam buổi tối thì coi như “công cốc”, uống nhiều cũng chẳng hấp thụ được gì.
1. Thời điểm tốt nhất mẹ bầu nên uống nước cam
Nước cam không chỉ tốt cho bà bầu mà bình thường loại thức uống này cũng rất tốt giúp tăng cường sức khỏe cho con người. Trong thai kỳ, mẹ bổ sung nước cam vào bất kỳ giai đoạn nào cũng sẽ tốt cho mẹ lẫn thai nhi, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ giúp hạn chế các d/ị t/ậ.t bẩ/m sinh cho bé.
Bên cạnh đó, mẹ nên uống nước cam sau khi ăn từ 1 – 2 tiếng, khi cơ thể không quá no cũng như quá đói để tránh bị đầy hơi và xót ruột.
Mẹ cũng nhớ rằng không nên uống nước cam vào buổi tối bởi nước cam có tác dụng sinh tân dịch và lợi tiểu nên sẽ khiến mẹ bầu mất ngủ do phải “ghé thăm” nhà vệ sinh nhiều hơn.
2. Công dụng của nước cam đối với mẹ bầu và thai nhi
Bổ sung canxi
Mẹ có biết rằng lượng canxi có trong cam sành vượt trội hơn nhiều so với sữa và các chế phẩm từ sữa. Vì vậy, khi mẹ thường xuyên uống nước cam với một lượng vừa đủ sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng loãng xương của bản thân và b/ệ/n/h còi xương cho bé. Chất canxi tập trung nhiều trong vỏ cam nên để tận dụng được tối đa lượng canxi, mẹ bầu có thể ăn thêm vỏ cam cùng với nước cam hoặc cam cắt miếng, sẽ rất tốt cho mẹ và thai nhi.
Tăng cường sức đề khángCam từ lâu đã “nổi tiếng” với hàm lượng vitamin C dồi dào giúp mẹ bầu tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống những loại vi khuẩn gây b.ệ.nh cảm c.ú.m, ho, ngạt mũi khi mang thai,…
Điều hòa huyết áp
Do trong nước cam tươi dồi dào canxi, axit folic, kali, rất tốt để điều hòa và ổn định huyết áp nên đây chính là loại thức uống “vàng” dành cho bà bầu cao huyết áp.
Giải đ.ộ.c, lợi tiểu, nhuận tràngChất limonoid trong nước cam giúp ngăn ngừa b/ệ/n/h u.n.g t.h.ư và có tác dụng giải đ.ộ.c, lợi tiểu. Theo một số nghiên cứu, phụ nữ mang thai thường ăn cam có tỉ lệ nhiễm các b/ệ/n/h u.n.g t.h.ư (phổi và dạ dày) khá thấp. Chất xơ có trong cam cũng giúp mẹ bầu nhuận tràng tốt hơn, tránh tình trạng táo bón và b.ệ.n.h t.r.ĩ khi mang thai. Tuy nhiên, bà bầu nào bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn nhiều cam và nếu uống nước cam thì mẹ nên pha loãng với nước.
Hạn chế thiếu máu cho bà bầu
Trong cam chứa nhiều vitamin C giúp bà bầu tăng khả năng hấp thụ chất sắt, hạn chế tình trạng thiếu máu khi mang thai. Ngoài ra, vitamin C còn giúp tăng cường tính co giãn, đàn hồi của thành mạch máu, ngăn ngừa hiện tượng chảy máu khi mang thai và sau khi sinh.
Ngăn ngừa khuyết t/ậ/t bẩ/m sinh ở thai nhi
Trong nước cam có chứa nhiều axit folic. Do đó, bà bầu uống nước cam thường xuyên, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ khuy.ết t.ậ.t ống thần kinh, có thể dẫn đến dị t/ậ/t não và tủy sống ở thai nhi.
3. Một số lưu ý khi mẹ bầu uống nước cam
– Mẹ không nên uống sữa sau khi uống nước cam bởi protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C có trong nước cam, nó không chỉ ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn mà còn có thể gây ra tình trạng chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy,…
– Những mẹ bầu có vấn đề về dạ dày, tá tràng, viêm tuyến tụy hay viêm loét dạ dày tốt nhất không nên uống loại nước này bởi trong cam có nhiều chất hữu cơ sẽ làm tăng lượng axit trong dạ dày, có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.
– Cam có tính nhuận tràng rất tốt cho bà bầu bị táo bón nhưng ngược lại, những mẹ bầu bị tiêu chảy chỉ nên uống nước cam pha loãng và uống từng chút một mỗi lần.
– Bà bầu nên sử dụng cam tươi (cam có da bóng, hơi vàng đáy, cầm nặng tay), có nguồn gốc rõ ràng, vắt lấy nước uống và không cần pha thêm đường.
– Mẹ cũng không nên sử dụng những loại nước cam đóng hộp bởi các loại nước này có thể được pha thêm đường hóa học dễ khiến mẹ bầu dễ tăng cân và nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ. Hơn nữa, trong quá trình vận chuyển, bảo quản, một số hộp nước cam có thể bị nhiễm khuẩn sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
Theo Phụ Nữ Thủ Đô